MẸO CỦA CHUYÊN GIA

Dưới kính ngắm của nhà Sáng tạo Nội dung là Nhiếp ảnh gia kiêm Quay phim phối hợp

Article Categories

Nhiếp ảnh gia kiêm nhà quay phim Edo Lo

Anh có thể chia sẻ việc anh đã lần đầu tiêntham gia đồng thời cả quay phim lẫnnhiếpảnh như thế nào không? Anh đã bao giờ cùng lúc vừa quay video vừa chụp ảnh chưa?

Những năm 90s, lúc đó tôi tầm 15 tuổi, tôi chưa biết gì về kỹ thuật điện ảnh, tôi đã mua một chiếc máy ảnh bỏ túi và một chiếc máy quay phim, chủ yếu để ghi lại cuộc sống cá nhân của mình, từ những hoạt động hằng ngày cho đến trượt ván trên tuyết. Cuối năm 2010, tôi bắt đầu hành trình nhiếp ảnh và quay phim nhờ việc tôi bắt đầu khởi sự kinh doanh thương hiệu thời trang của riêng mình. Công việc đòi hỏi rất nhiều sản phẩm và ảnh chụp cũng như làm video quảng cáo thương hiệu. Đó chính là bước khởi đầu của tôi.

Alpha 7 IV | FE 20mm F1.8 G |1/640 sec | F2.8 | ISO 125

Lần đầu tiên quay chụp cho mục đích phục vụ thương hiệu thời trang của mình, anh đã học như thế nào để có thể tích hợp cả việc quay phim và chụp ảnh với nhau?

Là một thương hiệu thời trang, chụp ảnh sản phẩm và chụp ảnh mẫu (hay còn gọi là lookbook) là một công việc cần thiết cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, việc này thực ra cũng chưa phổ biến lắm đối với các thương hiệu thời trang nhỏ lúc bấy giờ.

2010 là thời điểm mà máy ảnh đang được đổi mới theo hướng có thể quay phim được. Thế nên ngoài chụp ảnh ra, tôi đã quay các video ngắn theo phong cách riêng, giúp cho việc quảng bá thương hiệu thời trang của mình tốt nhất có thể. Mặc dù lúc đó mọi người bắt đầu quan tâm đến việc quay video, nhưng không phải ai cũng hiểu cách quay phim hoặc video, điều này khiến người tiêu dùng cảm thấy video thật là mới mẻ và thú vị, từ đó mà thương hiệu của tôi với các video dần quen thuộc với họ hơn.

Tôi luôn rất hứng thúvới việc quay chụp và tạo ra thành phẩm, dù đó là hình ảnh hay video, và tại thời điểm đó, tôi đã nhận được nhiều tương tác, phản hồi tốt sau khi tung ra các đoạn phim. Tôi sản xuất 3-4 đoạn phim cho mỗi mùa/mỗi bộ sưu tập, và chẳng mấy chốc đã thu hút được sự chú ý của các hãng quảng cáo. Tôi dần dần bắt đầu sự nghiệp cầm máy quay như một nghề. Và đó chính là cách mà tôi đã bước vào con đường của nghệ thuật nhiếp ảnh và quay phim phối hợp.

Ảnh chụp bằng Alpha 7 IV

Anh thường ghi lại cuộc sống của mình như thế nào? Địa điểm tác nghiệp thông thường của anh khi chụp ảnh và quay phim là ở đâu?

Tôi quay video mỗi ngày, bất kể dài hay ngắn. Đôi khi chỉ là một ý tưởng vừa nảy ra trong đầu, hoặc là những gì diễn ra xung quanh tôi, tôi đều sẽ ghi lại những khoảnh khắc đó bằng một video, hoặc một loạt ảnh. Khác với công việc quay chụp khi là một Giám đốc doanh nghiệp thời trang, nội dung của tôi bây giờ chủ yếu xoay quanh vlog du lịch hoặc các giấy tờ cho việc du lịch. Thậm chí gần đây tôi còn tham gia vào nhiếp ảnh đường phố.

Tôi thích quay phim và chụp ảnh bất cứ nơi nào tôi đến. Cứ có vài giờ rảnh là tôi lại đi lượn lờ phố xá để chụp vài bức ảnh, hoặc thậm chí là quay video theo kiểu vlog tại nhà hay quanh khu phố. Có khi, tôi lập kế hoạch trước với bạn bè và quay một số hoạt động của chúng tôi – vì thế có thể nói chiếc máy ảnh luônđi theo tôi mọi lúc mọi nơi.

Kể từ khi con tôi – bé Dola ra đời, địa điểm quay chụp của tôi không còn được đặt ở một địa điểm cụ thể nào nữa mà sẽ là những gì diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của tôi.

Ảnh chụp bằngAlpha 7 IV

Là một nhiếp ảnh gia kiêm nhà quay phim, anh hẳn đã có bề dày kinh nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Vậy những thiết bị đi kèm máy ảnh nào mà anh thường mang theo trong suốt quá trình quay chụp của mình?

Trong các buổi chụp gia đình, tôi cố gắng mang theo ít phụ kiện máy ảnh nhất có thể. Các thiết bị thường mang theo của tôi sẽ là một máy ảnh, một ống kính trong trường hợp thay đổi vị trí chụp, một chân máy gắn đèn, một bộ lọc khuyếch tán, một bộ lọc ND và một chiếc micrô. Với các phụ kiện tối thiểu như vậy, tôi thậm chí còn không cần túi đựng máy ảnh và có thể mang theo mọi thứ bằng tay. Đối với việc chọn ống kính, tôi thường xem xét độ dài tiêu cự phù hợp nhất tuỳ thuộc vào nơi tôi sẽ đến tác nghiệp và các tình huống có thể xảy ra.

Nếu tính đi biển chụp, nghĩa là phải hoạt động nhiều, tôi sẽ chọn ống kính Sony FE 35mm F1.4 GM, hoặc Sonnar T* FE 55mm F1.8 ZA. Nếu chụp trong nhà, tôi thường sử dụng một ống kính có tiêu cự góc rộng, như Sony FE 20mm F1.8 G hoặc Sony FE 24mm F1.4 GM, như vậy tôi có thể chụp được nhiều hơn trong một không gian hẹp. Về phụ kiện, tôi thích dùng micrô Sony ECM-B1M và báng cầm tay Sony GP-VBT2BT

Trong khi đó, nếu là trải nghiệm du lịch cá nhân - khi mà tôi có xu hướng chụp nhiều ảnh hơn, tôi sẽ mang túi máy ảnh vì lúc này tôi sẽ mang theo nhiều ống kính. Ba ống kính bổ sung đi kèm là Sony FE 70-200mm F2.8 GM OSS, Sony FE 24-105mm F4 G OSS, cùng một ống kính tiêu cự cố định (prime) phù hợp khác. Ống kính tiêu cự cố định là sở thích cá nhân của tôi và đối với loại ống kính này, tôi sử dụng Sony FE 20mm F1.8 G và FE 24mm F2.8 G. Còn với ống kính zoom, FE 24-105mm F4 G OSS và FE 70-200mm F2.8 GM OSS là hai ống kính mang lại cảm giác thoải mái về chất lượng hình ảnh. Đặc biệt, ống kính FE 24-105mm F4 G OSS vẫn luôn là sự lựa chọn của riêng cá nhân tôi.

Anh cài đặt sử dụng máy ảnh như thế nào khi quay hoặc chụp?

Với ảnh chụp, tôi thường cài đặt máy ảnh ở chế độ thủ công (M) nhưng cũng có đôi khi chuyển sang chế độ Ưu tiên khẩu độ (A) vì chụp ảnh gia đình thường có nhiều khoảnh khắc đột ngột và ngẫu hứng cần nắm bắt nhanh. Các chế độ Ưu tiên khẩu độ giúp quyết định độ phơi sáng phù hợp, nhờ vậy cho phép tôi lấy nét tốt hơn để có thể bắt được câu chuyện. Nếu trẻ em là chủ thể của bức ảnh, tôi sẽ sử dụng chế độ chụp liên tục vì đó là cách tốt nhất để bắt được những khoảnh khắc nhanh.

Với quay phim, tôi thường cài đặt máy ảnh của tôi như sau:

1. Màu sắc: Tôi thích sử dụng S-Log-3, độ sâu 10-bit và lấy mẫu màu 4:2:2. Những tuỳ chọn này sẽ giúp cho việc chỉnh màu hậu kỳ trở nên đơn giản, hay thậm chí tôi có thể dám nói là vui! Thỉnh thoảng, tôi sẽ sử dụng tông màu S-cine vì tông màu này mang lại hiệu quả màu da tốt nhất và tông màu đẹp chỉ với một vài điều chỉnh nhẹ.

2. Độ phân giải video/Tốc độ khung hình: Độ phân giải 4K với tốc độ khung hình 24fps là mức cài đặt hoàn hảo khi bạn sử dụng Sony Alpha 7 IV’s 7K, vì sản phẩm cho ra sẽ mang cảm giác chân thực và tự nhiên hơn. Để tăng thêm hương vị và sự khác biệt cho video của mình, thỉnh thoảng tôi cũng quay ở tốc độ khung hình 60fps để ghi lại những khoảnh khắc “slow motion”, nhằm tạo hiệu ứng nhấn mạnh cảm xúc.

3. Lấy nét tự động: Tốc độ lấy nét đặt ở 4/3. Tốt nhất là bạn nên bật chế độ điều khiển lấy nét linh hoạt để lấy nét một cách mượt mà hơn khi chuyển đổi tiêu điểm. Tôi cũng tận dụng chức năng hỗ trợ lấy nét, thật tiện lợi. Tất cả những gì bạn cần là lướt nhanh vòng điều chỉnh lấy nét và máy ảnh sẽ tự động chuyển sang lấy nét thủ công. Đó là một tính năng tiện dụng để giúp bạn lấy nét chính xác.

Alpha 7 IV | FE 20mm F1.8 G | 1/2000 sec | F2.5 | ISO 125

Anh có chia sẻ rằng cả quay phim lẫn nhiếp ảnh đều là hai bộ môn nghệ thuật kể chuyện và anh đam mê cả hai bộ môn này. Vậy thì bước khởi đầu của anh khi phát triển đồng thời hai môn nghệ thuật phối hợp này vào năm 2010 đã giúp anh xây dựng nền tảng cho các dự án hiện tại của anh như thế nào cũng như cải thiện khả năng kể chuyện của anh ra sao?

Đây quả là một câu hỏi thú vị.

Tôi đã có lần nói chuyện với một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, anh ấy từng chụp ảnh cho các nghệ sĩ. Anh ấy sau đó đã tiếp cận phong cách chụp ảnh tự do bởi vì được truyền cảm hứng từ cách chụp của tôi. Đối với anh ấy, những bức ảnh của tôi rất độc đáo, và anh cho rằng thành phẩm của tôi được như vậy là nhờ tôi có cảm quan của một nhà làm phim. Anh ấy cảm thấy những chi tiết trong công việc của tôi luôn mang lại cảm giác tò mò. “Các nhà làm phim có suy nghĩ khác với dân chụp ảnh không nhỉ, và vì vậy mà thành phẩm của họ cũng rất khác?” là câu hỏi mà anh ấy cứ luôn hỏi tôi. Nghe những lời nói này từ một chuyên gia trong ngành, quả thật rất thú vị, nhưng nó cũng khiến tôi dừng lại và đặt câu hỏi, “Liệu góc nhìn của một nhiếp ảnh gia chuyên ảnh tĩnh có khác với góc nhìn của một nhà quay phim/chuyên ảnh động hay không?”.

Alpha 7 IV | FE 24-105mm F4 G OSS | 38mm | 1/250 sec | F4.0 | ISO 100

Các tác phẩm ảnh tĩnh của tôi chủ yếu là ảnh về đường phố và lối sống. Đối với tôi, ảnh tĩnh chính là loại hình nghệ thuật ghi lại những câu chuyện một cách mạnh mẽ. Một bức ảnh tĩnh sống động và chân thật sẽ mang đến cho người xem cơ hội được tưởng tượng cách mà chủ thể hành động như thế nào trong tấm hình.

Vì vậy khi tác nghiệp, tôi cố gắng sử dụng ánh sáng, bóng tối, đường nét, hình dạng, không gian và bố cục càng nhiều càng tốt để ghi lại những “câu chuyện” sống động.

Đôi khi chỉ một bức ảnh cũng có thể kể một câu chuyện, nhưng phần lớn cần kết hợp các mảng và các mảnh khác nhau để cho ra một câu chuyện. Lại có lúc cần cả hàng chục bức ảnh mới có thể kể được câu chuyện. Quay trở lại phim, khi ta lên kế hoạch cho một cảnh quay đẹp, chúng  ta phải xem xét ánh sáng, bóng đổ, đường nét, hình dạng, không gian và bố cục, để hoàn thành và tạo ra một đoạn phim/video dưới một góc nhìn hiệu quả và có tính truyền tải.

Hai bộ môn nghệ thuật này, ở một góc độ nào đó, khá giống nhau – mặc dù cách thực hiện và kết quả thì không. Tôi cảm thấy rằng với khi bước vào con đường quay chụp phối hợp, tôi có quyền tự do chuyển đổi giữa cả hai và có thể học hỏi từ cả hai bộ môn này.

Theo anh, với những người quay chụp nghiệp dư, họ phải bắt đầu như thế nào để có thể kể được một câu chuyện hấp dẫn thông qua thành phẩm của họ? Anh nghĩ yếu tố nào sẽ giúp các nhiếp ảnh gia kiêm quay phim nghiệp dư thể hiện câu chuyện của họ một cách tốt hơn?

Có một số điểm quan trọng mà chúng ta có thể chú ý khi chụp ảnh và quay video:

Dành cho nhiếp ảnh

Những bức ảnh đẹp cần phải có chủ thể chính để thu hút sự chú ý, do đó chúng ta có thể suy nghĩ xem những yếu tố nào là hấp dẫn và có thể trở thành “chủ đề chính” mà chúng ta muốn thể hiện trong bức ảnh. Sau đó, thay vì chụp ảnh một cách ngẫu nhiên hay bình thường, chúng ta có thể suy nghĩ về cách điều chỉnh bối cảnh để có thể khắc họa chính xác hơn và làm nổi bật chủ đề chính, giúp người xem nhanh chóng cảm nhận được câu chuyện.

Dưới đây là ba yếu tố mà bạn có thể xem xét:

1. Bố cục của bức ảnh có thể hướng dẫn người xem khám phá câu chuyện.

2. Sử dụng hiệu quả ánh sáng, bóng đổ và đường kẻ để làm cho chủ đề rõ ràng hơn.

3. Sử dụng lý thuyết màu sắc một cách có ý nghĩa – Hãy để màu sắc tự nói lên thông điệp của riêng mình. Màu sắc của chủ thể trong bức ảnh của chúng ta phải phản ánh được hoặc tương phản với môi trường. Điều này rất quan trọng vì khi nhìn vào một bức ảnh, người xem sẽ phản ứng nhanh nhất với các màu sắc tương phản.

Alpha 7 IV | FE 35 mm F1.4 GM |1/250 sec | F1.4 | ISO 2500

Cố gắng học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Cũng có thể họctừ sách về nhiếp ảnh hay những ấn phẩm mang tính chia sẻ trong cộng đồng. Dù là gì, chúng ta cũng đều cần phải tham khảo và tìm ra những gì mà chúng ta cảm thấy thích và phù hợp với mình. Khi chúng ta “sáng tạo”, chúng ta có thể cố gắng chụp những bức ảnh với cùng một cảm giác. Đây là cái mà tôi gọi là “nghệ thuật lấy mẫu”. Thông qua bước thực hành này, chúng ta có thể tìm thấy và xây dựng thói quen và sở thích sáng tạo của riêng mình. Với việc luyện tập, chúng ta có thể từ từ trau dồi phong cách sáng tạo của riêng mình bằng cách liên tục điều chỉnh các quy trình và sở thích của mình.

Dành cho quay phim

Thành thật mà nói, quy trình dành cho quay phim cũng giống như chụp ảnh, chỉ khác là nội dung mà chúng ta quay là chủ thể chuyển động, chứ cũng không có gì hơn.

Bắt đầu thực hành với việc quay tĩnh trước, dù bạn có báng cầm tay hay chân máy cố định làm phụ kiện hỗ trợ hay không. Hãyghi lại câu chuyện trong khung cảnh dưới góc nhìn của nhiếp ảnh. Những dạng bài tập này sẽ giúp chúng ta suy nghĩ về tất cả các chi tiết trong hình. Một khi bạn đã quen với việc ghi lại những câu chuyện bằng một ống kính cố định, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều khi ống kính của bạn di chuyển.

Tích luỹ những kinh nghiệm sáng tạo trong cuộc sống và biến những thiết bị máy ảnh trở thành công cụ hỗ trợ để học hỏi và luyện tập. Ví dụ, tôi dùng Sony Alpha 7 IV vì đây là chiếc máy ảnh có thể vừa chụp ảnh vừa quay phim tốt. Khi chuyển đổi giữa chế độ chụp và quay, hai chế độ tương tác lẫn nhau để chúng ta có thể cố gắng cô đọng thông điệp cho tấm hình hay diễn giải câu chuyện khi quay phim.

Alpha 7 IV | FE 35 mm F1.4 GM | 1/160 sec | F1.4 | ISO 200

Các tính năng của máy ảnh đã hỗ trợ anh như thế nào khi anh vừa chuyên quay phim lẫn chụp ảnh như vậy? Anh có thể chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm cụ thể trong quá trình quay phim với Alpha 7 IV và rằng chiếc máy ảnh này đã giúp anh biến ý đồ nghệ thuật của anh thành hiện thực như thế nào không?

Với bức ảnh mở đầu này, tôi cài đặt khung nền PP11 S-CINETONE, chế độ gần với bóng tối của môi trường. Khi chỉnh màu ở giai đoạn hậu kỳ, tôi làm sáng bầu trời một chút, nhưng vẫn giữ bóng tối của mặt đất và con người. Tôi thấy khá thoải mái khi sử dụng S-CINETONE khi thực hiện chỉnh màu trong quá trình hậu kỳ. Chức năng này cho phép tôi tạo ra cảm giác tương phản và cho phép tôi điều chỉnh màu sắc của hoàng hôn theo sở thích của mình.

Ảnh chụp với Alpha 7 IV

Vào phút 0:53 – 0:56 trong đoạn clip, tôi quay bằng báng cầm tay, tôi thấy hình ảnh hai mẹ con giữa khung cảnh bao la rất đẹp. Tôi nghĩ rằng nếu đó là một cảnh quay cố định thì còn tuyệt vời hơn. Lúc đó tôi không có thời gian dể chuẩn bị chân máy, vì vậy tôi nhanh chóng chạy đến điểm cố định, bật IBIS và hạ tay xuống để đưa máy ảnh xuống gần bãi cát. Điều này tạo ra một khung ảnh rất ổn định, tương tự như chụp bằng chân máy ảnh, mà vẫn giữ được một khung ảnh ở góc cực thấp.

Có một cảnh quay dài trong video này được quay ở chế độ cầm tay thủ công khi đang đi bộ. Nhờ có chiếc máy ảnh Alpha 7 IV của tôi, bất ngờ là hình ảnh cho ra rất ổn định và chế độ chuyển động chậm làm nổi bật các chi tiết của hình ảnh một cách rõ ràng hơn. Khẩu độ được cài đặt ở F1.4, nhưng tính năng lấy nét tự động có thể lấy nét chính xác theo ánh mắt và độ linh hoạt của chủ thể được thể hiện dễ chịu một cách đáng kinh ngạc. Các cài đặt trong video này là S-Log-3, 4k 60p, AF-C, và với IBIS ON và kích hoạt tính năng duy trì sự đồng nhất khung hình khi lấy nét liên tục (breathing compensation).

Alpha 7 IV | FE 12-24 mm F2.8 GM | 19mm | 1/250 sec | F2.8 | ISO 3200

Trong suốt buổi chụp, em bé đã di chuyển nhanh và chạy lại để kéo rèm cửa. Tôi nhanh chóng chui xuống gầm bàn và chụp lấy bức ảnh, mọi thứ diễn ra thật chóng vánh nhưng tính năng lấy nét tự động bằng mắt của Alpha 7 IV đã hoàn toàn bắt lại kịp ánh sáng lấp lánh trong đôi mắt của em bé.

Alpha 7 IV | FE 35 mm F1.4 GM | 1/250 sec | F1.8 | ISO 100

Khi người mẹ và đứa trẻ lọt vào khung hình, tôi chụp tấm hình này bằng cách chạm ngón tay vào màn hình LCD của máy ảnh để theo dõi chủ thể được chạm vào. Chức năng màn hình cảm ứng rất hữu ích nhằm chụp các chủ thể chuyển động, đặc biệt là để lấy nét và theo dõi chuyển động. Ngoài ra, bức ảnh này có độ phân giải cao 33 megapixel, tôi có thể cắt nó trong quá trình hậu kỳ sản xuất và điều chỉnh ảnh thành bố cục bố cục lý tưởng hơn.

Kết luận từ Edo

Edo tin rằng cả nhiếp ảnh và quay phim đều là các bộ môn sáng tạo khác nhau, và việc kết hợp cả hai là phương pháp tốt nhất cho bất kỳ người sáng tạo nội dung nào. Với việc nhận ra ngày càng có nhiều nhiếp ảnh gia mà anh quen biết tham gia vào quay phim, cũng như những người quay phim bắt đầu tập tành với nhiếp ảnh, anh tin rằng bộ môn quay chụp phối hợp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc ghi lại những khoảnh khắc quan trọng và tự nhiên nhất của cuộc đời.

Article Theme

Kami ingin meminta akses ke Geolokasi Anda untuk memberi Anda pengalaman yang disesuaikan. Perlu diketahui bahwa Anda dapat menarik persetujuan Anda kapan saja melalui pengaturan browser Anda.